Quẻ Càn, Thuần Càn, Bát Thuần Càn, Ý Nghĩa Càn Vi Thiên

2
4815

Quẻ này mình số hóa từ sách của cụ Nguyễn Duy Hinh, nhưng thấy tư tưởng ko ổn lắm, AE tham khảo, đợi mình sửa lại sau nhé, cảm ơn cả nhà ạ 

Có thể bạn cần tham khảo thêm Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp

Hoặc tham khảo thêm   Quẻ Lôi Hỏa Phong

Quái từ quẻ Bát Thuần Càn:

Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.

Đầu cả, hanh thông, tốt lành, chính bền.

L.B. Tôn Chấn Thanh giải thích lời đoán đó như sau

Công năng của Trời là căn nguyên vĩ đại sáng tạo vạn vật, thông suốt không trở ngại, tốt lành có ích, không cái gì không chính bền.

Đó là một cách giải thích còn tương đối gần nguyên văn lời đoán.

Khi người bói được quẻ Càn thì việc họ bói sẽ “nguyên, hanh, lợi, trinh”. Cụ thể nội dung như thế nào tùy việc bói tùy thầy bói giải thích, tùy người xin bói hiểu. Đó là tình hình chung cho quái từ, hào từ đối với bói Dịch.

Hào từ:

Sơ Cửu: Tiềm long vật dụng. Rồng ẩn chớ dùng.

Cửu nhị: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân. Rồng hiện ở đồng, lợi về gặp đại nhân.

Cửu Tam: Quân tử chung nhật Càn Càn, tịch dịch nhược, lệ vô cữu, nghĩa là người quân tử ngày ngày săng sắc, đêm đêm canh cánh, vô cữu
Cửu Tứ: Hoặc dược tại uyên, vô cữu – Hoặc vùng vẫy trong vực, vô cữu.

Cửu Ngũ: Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân. Rồng bay lên trời, lợi về gặp đại nhân

Thượng Cửu: Kháng long hữu hối. Rồng cực cao, hối hận.

Dụng Cửu: Kiến quần long vô thủ, cát. Thấy đàn rồng không đầu. cát.

Thoán Truyện:

Lớn thay Nguyên của Càn, vạn vật bắt đầu từ đó, rồi ngự trị khắp trời. Mây bay mưa rơi, phẩm vật lưu chuyển hình thể. Quảng đại, quang minh, thủy chung. Sáu ngôi theo thời mà thành, theo thời cưỡi sáu con rồng bay lên trời. Càn đạo biến hóa, mỗi vật đúng tính và mệnh của nó, giữ được đại hòa (không lộn xộn mất trật tự, sai quy luật tự nhiên) mới Lợi Trinh. Vượt lên vạn vật khiến vạn quốc an ninh.

Lời bình Thoán Truyện, giải thích quái từ

Càn tức Thiên. Thiên có bốn đặc tính. Nguyên, nguồn gốc vạn vật. Hanh, vạn vật biến hóa cũng khắp theo thời. Biến hóa mà vẫn giữ được bản chất và quy luật của tự nhiên (Càn đạo, Thiên đạo) cho nên Lợi Trinh. Thiên là cái cao trên vạn vật, tuân theo Thiên đạo thì vạn quốc an ninh.

Cách giải thích này đã mang tính lý luận triết lý tuy vẫn còn gần gũi quái từ.

Tượng Truyện:

Trời vận hành cương kiện, người quân tử theo đó luôn luôn tự cường.

“Tiềm long vật dụng” chỉ dương ở dưới.

“Hiện long tại điền” chỉ đức cảm hóa khắp.

“Chung nhật kiều kiều” chỉ ý quay đi quay lại đều theo đạo (tức thuận theo Thiên đạo).

“Hoặc được tại uyên” chỉ ý tiến lên, vô cữu.

“Phi long tại thiên” chỉ ý chí đại nhân mới đạt được địa vị đó (chỉ hào vị thứ 5 là địa vị cao).

“Kháng long hữu hối” chỉ ý đầy, không thể bền lâu (tức đã đầy, tất tràn, nghiêng không thể giữ đầy mãi).

“Dụng Cửu” chỉ ý đức Trời không làm đầu vậy.

Lời bình Tượng Truyện

Lời bình Tượng Truyện gồm hai phần. Phần đầu giải thích quái từ thường gọi là Đại Tượng. Phần sau giải thích hào từ, thường gọi Tiểu Tượng. Ở đây đã lần lượt giải thích sáu hào. Bản Thập Tam Kinh đã làm nổi bật tinh thần đó bằng cách dùng ngoặc đơn dẫn lời hào từ phân biệt với lời giải thích.

Tất nhiên đó là sáng kiến của người chấm câu văn bản này, chứ nguyên tác cổ không hề chấm câu. Chỉ quẻ Càn và quẻ Khôn có trong hào từ phần Dụng Cửu và Dụng Lục.

Dụng Cửu Của hào Càn để nói rằng dương đến Cửu (chín) là “lão dương” tức dương đã già, đã đến cùng, cần phải biến thành âm. Vì vậy nói “quần long vô thủ” hay “thiên đức bất khả vi thủ” (đức Trời không làm đầu Vậy) là chỉ ý dương không thể dương nữa, không có đầu rồng thì sao còn là rồng, đức Trời không làm đầu nữa. Đó là ý dương phải biến.

Tuy nhiên còn có nhiều cách giải thích khác. Cách giải thích dương biến âm hợp với tinh thần chung sáu hào, đặc biệt là hào trên cùng. Hào trên cùng chỉ rồng bay cao đến cùng cực không còn bay lên đâu được nữa tất phải biến nếu không sẽ nguy hại, đó cũng là ý cái gì đã đầy (viên mãn) tất phải như trăng tròn tất phải khuyết.

Quẻ Càn, Thuần Càn, Bát Thuần Càn, Ý Nghĩa Càn Vi Thiên
Quẻ Càn, Thuần Càn, Bát Thuần Càn, Ý Nghĩa Càn Vi Thiên

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất về quy luật tuần hoàn chu nhi phục thủy, cùng tắc biến của Dịch thể hiện trong Dụng Cửu và Dụng Lục của hai quẻ Càn, Khôn. Rõ ràng cách giải thích như vậy đã đi quá xa quái từ. Hào từ tuy muộn hơn quái từ, cơ bản chứa đựng tư tưởng thiên đạo đó, nhưng cách giải thích cũng vượt xa nội dung hào từ về mặt lý luận.

Văn Ngôn:

Nguyên là cái đầu tiên quan trọng nhất của thiện. Hanh là sự hội tụ mọi cái đẹp. Lợi là sự hài hòa của nghĩa. Trinh là cốt cán mọi sự vật. Quân tử theo nhân thì đủ để cầm đầu quần chúng, hội tụ cái tốt đẹp đủ để hợp với lễ, làm cho vạn vật đều được lợi, đủ đạt sự hài hòa của nghĩa, chính bền đủ để mọi vật có cốt cán.

Người quân tử thi hành bốn đức tính đó. Cho nên nói: Càn ” Nguyên Hanh Lợi Trinh.

Khổng Tử giải thích các hào

Hào Sơ Cửu:

Hào Sơ Cửu: Tiềm Long Vật Dụng, nghĩa là đức con rồng còn đang ẩn, không thay đổi theo thời thế, không theo đuổi danh, ẩn dật không ưu phiền, vui thì đi, buồn thì về ( Đắc dụng thì hoạt động, không dùng thì lui về ở ẩn ), vững chắc không lay nhổ được ( không dao động ), đó là Tiềm Long

Hào Cửu nhị: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân, nghĩa là: đức con rồng thuần chính mà trung dung, ngày thường nói năng thủ tín, hành vi cẩn trọng, phòng ngừa tà niệm giữ lòng thành. Có cống hiến cho đời mà không khoe khoang, dùng đức hạnh bao dung để cảm hóa. Dịch viết: Hiện long tại điền, là chỉ đức hạnh của người quân tử.

Hào Cửu Tam: Quân tử chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu, nghĩa là: Người quân từ tiến đức tu nghiệp, trung tín cho nên tiến đức, trau dồi ngôn từ phải lấy thành tín làm gốc. Biết lúc tiến thì tiến, đúng thời cơ. Biết lúc dừng thì dừng, mới có thể bảo tồn nghĩa. Cho nên, ở địa vị cao mà không kiêu ngạo, ở địa vị dưới mà không buồn phiền. Do vậy, kiền kiền là tùy thời mà cảnh giác thì tuy nguy hiểm vẫn được vô cữu.

Hào Cửu Tứ: Hoặc dược tại uyên, vô cữu, nghĩa là: Hoặc ở địa vị trên hoặc ở địa vị dưới, không phải luôn luôn bất biến, không phải vì tà ác. Hoặc tiến hoặc thoái, không có qui luật nhất định nhưng không thể thoát ly quần chúng. Quân tử tiến đức tu nghiệp là để nắm chắc thời cơ, cho nên vô cữu.

Hào Cửu Ngũ: Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân, nghĩa là: Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu; nước chảy về chỗ trũng; lửa cháy đến chỗ khô; mây theo rồng, gió theo hồ. Thánh nhân hành động, vạn vật cảm ứng, cái gì lấy trời làm gốc thì hướng thượng, cái gì lấy đất làm gốc thì hướng hạ, đó là vạn vật mỗi thứ theo mỗi loài.

Hào Thượng Cửu: Kháng long hữu hối, nghĩa là: Cao quý mà đã mất địa vị, vì quá cao quý nên đã thoát ly dân chúng, có người hiền dưới trướng nhưng không được phò trợ, cho nên hành động tất hối hận.

Lời bình

Lời giải sáu hào trên đây đều mở đầu bằng hai chữ “Tử viết” thông thường được hiểu là lời của Khổng Tử. Tuy nhiên đa số nhà khoa học Trung Quốc cho rằng đó không phải là lời của bản thân Khổng Tử dù ông ta có đọc Chu Dịch. Phần này suy diễn Tượng Truyện thành đạo lý tiền đức tu nghiệp lập thân của người quân tử. Tiếp theo Văn Ngôn lại tiếp tục giải thích sáu hào nhưng không có hai từ “Tử viết” như phần trên, cũng không phải tất cả các hào đều giải mà có khi chỉ giải một số từ mà thôi.

Tiềm long vật dụng”; địa vị thấp.

Hiện long tại điền“; thời cơ chưa chín muồi còn phải chờ đợi.

Chung nhật kiền kiền”; luôn luôn tự tường, nổ lực, làm điều phải làm.

Hoặc được tại uyên“: thời kỳ tự mình thử sức.

Phi long tại thiên”: đã đạt được địa vị đang thi triển hoài bão.

Kháng long hữu hối“: sự nghiệp đã đạt cực điểm, nên dẫn đến tai họa.

Càn nguyên dụng cửu“: phải vận dụng nguyên tắc biến hóa dương cương kiêm nhu, thiên hạ mới thái bình

Tiềm long vật dụng”: khí dương đang ẩn tàng. “Hiện long tại điền“: thiên hạ đã nhìn thấy hình bóng văn minh phát đạt. “Chung nhật kiền kiền”: theo thời gian luôn luôn tự cường. “Hoặc dược tại uyên”: lúc này đạo Trời đã bắt đầu thay đổi. “Phi long tại thiên“: lúc này đã có đủ địa vị Thiên đức. “Kháng long hữu hối“: theo thời gian đã đạt đến cực điểm. “Càn nguyên dụng cửu“: nắm vững và vận dụng nguyên tắc biến hóa của dương cương thì thực hiện được pháp tắc của Trời.
Càn Nguyên: Trời sáng tạo vạn vật, thông suốt khắp nơi. “Lợi Trinh“: tỉnh (bản chất) và tình (biểu hiện của bản chất ra ngoài) Trời sáng tạo vạn vật đem lợi ích mỹ mãn nhất cho thiên hạ mà không nói đến lợi đã làm. Vĩ đại lắm thay! Chẳng phải Càn (trời) vĩ đại lắm sao? Cương cường, kiện tráng, đứng giữa, chính đáng, thuần túy không gì đạt cực điểm.

Lục hào phát huy phù hợp với tỉnh (biểu hiện của bản chất). Theo thời cưỡi sáu con rồng ngự thiên (chế ngự pháp tắc của Trời) khiến cho mây bay mưa rơi, vạn vật thiên hạ phát triển hài hòa.

Hành vi người quân tử nhằm tiến đức tu nghiệp, phải thể hiện trong hành vi hằng ngày. “Tiềm” nghĩa là ẩn tàng chưa thấy được, làm mà chưa thành thục. Cho nên quân từ chưa phát huy được tác dụng.

Quân tử học để tích lũy tri thức, hỏi để rõ phải trái, đúng sai, khoan hậu để đối xử mọi người, nhân ái làm chuẩn tắc hành vi. Dịch viết: “Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân” đó là chỉ đức hạnh người quân tử.

Hào Cửu Tam là dương hào ở dương vị, quá cương cường mà không đắc trung (không nằm ở vị trí thứ 2), cho nên trên không tới trời dưới không dụng đất. Cho nên phải luôn luôn tự cường, lúc nào cũng cảnh giác lo sợ thì dù gặp nguy hiểm cũng vô cứu.

Hào Cửu tử, là hào dương chồng lên hào dương mà không đắc trung (không nằm ớ vị trí hào 5), trên không đến trời, dưới không dụng đất, sắp rời phạm vi người (trong trùng quái hào 3 và 4 thuộc Nhân, hào 4 đã sắp ra khỏi Nhân) cho nên “hoặc” nghĩa là nghi hoặc, trù trừ, không hành động vì vậy vô cữu.

L.B. Hào 3 và 4 đều viết “trùng cương bất trung” nhưng cách giải lại khác nhau. Cách giải cho hảo 3 là đúng lý luận về Vị: dương hảo tại dương vị cho nên trung cương tức hai lần cương. Nếu giải thích như thế cho hai chữ đó của hảo 4 thì không được, vì hảo 4 là hào dương song năm âm vị (hảo 4 số chẵn thuộc âm) không thể gọi là trung cương (hai dương) được. Có lẽ trùng cương là hai hào dương liền nhau. Chữ “hoặc” có nghĩa “hoặc là”, giải thành “nghi hoặc” vì chữ “hoặc” này cũng thông dụng thay cho chữ “hoặc” có bộ Tâm chỉ “nghi hoặc”.
“Đại nhân” là người có đạo hạnh hợp với trời đất, quang minh như mặt trăng mặt trời, tiến thoái hợp với trình tự bốn mùa, hành thiện trừng ác hợp với cát hung của quỷ thần. Hành động đi trước thiên thời mà phù hợp với pháp tắc trời, đi sau thiên thời vẫn tuân theo thời cơ của trời. Do đó trời còn không bỏ huống hồ chỉ người? huống hồ chỉ quỷ thần?
“Kháng” có nghĩa: biết tiền không biết thoải, biết tồn không biết vong, biết được không biến mất. Chỉ thành nhân mới làm được như vậy ư? Biết tiến thoái tồn vong mà không mất chính đảng, chỉ thành nhân mới làm được như vậy ư?
Lời bình: Như vậy có nhiều cách giải thích một hào từ, mỗi cách giải thích đều đề cập một khía cạnh nào đó, xoay quanh đạo Trời và đạo Người (chủ yếu là quân tử). Tuy cách diễn giải có phát triển Dịch Kinh nhưng vẫn giúp chúng ta hiểu được nguyên nghĩa của quái từ, hào từ. Phần dịch Truyện trên đây cũng như các quả sau chủ yếu dựa vào cách diễn giải phổ thông của Tôn Chấn Thanh có điều chỉnh đôi chỗ sao cho gần gũi nguyên văn hơn.

Comment ngay nếu có gì thắc mắc về Quẻ Bát Thuần Càn để nhận giải đáp trực tiếp từ Ad nhé !!!

(Series bài viết Hướng dẫn tự học Kinh Dịch Tại chuyên mục Giáo Dục dành cho Newbie được viết bởi Phú Hà

Để trở về trang chủ mời quý khách Click Tại Đây)