Ý nghĩa Quẻ Cấn, Bát Thuần Cấn, Cấn Vi Sơn – Thuần Cấn

3
8375

Trong Kinh Dịch, quẻ Bát Thuần Cấn là quẻ tiếp theo của quẻ Thuần Chấn. Tự quái nói rằng: Chấn chủ về Động, vạn vật không thể Động mãi nên tiếp đến là quẻ Bát Thuần Cấn

Đức như núi, kỳ đạo quang minh

Động tĩnh hợp nhau chuyện nghĩa tình

Trên dưới chẳng cùng nên chọi ứng

Yên nhiên tự tại chốn an bình

Có thể bạn cần xem thêm Quẻ Phong Sơn Tiệm

Hoặc xem thêm   Quẻ Địa Phong Thăng

Giải nghĩa quẻ Cấn – Bát Thuần Cấn

Cấn có nghĩa là ngăn, động với tĩnh đi đôi, động thì có tĩnh, tĩnh thì có động, các vật không lẽ động luôn, vì vậy quẻ Bát Thuần Cấn mới tiếp nối quẻ Chấn, Cấn là dừng là đậu, không nói đậu mà nói Cấn, là vì quẻ Bát Thuần Cấn có tượng là núi, có ý: yên, nặng, rắn, đặc, nghĩa chữ “đậu” không thể hết được.

Quẻ Bát Thuần Cấn, Càn Khôn giao thái mà thành. Quẻ Cấn một khí Dương ở trên hai khí Âm, khí Dương chủ về vận động mà tiến lên, tiến lên đến ngôi cao thì phải đậu lại. Khí Âm là tĩnh lặng, trên đã dừng, đậu, mà dưới tĩnh lặng, cho nên là quẻ Cấn

Quẻ Bát Thuần Cấn, quẻ thượng Cấn có tượng là núi là công trình xây dựng, là lầu gác, quẻ hạ Cấn cũng có tượng là núi. Ba hào 3, 4, 5 tạo thành quẻ Hỗ thượng Chấn, có tượng là đường đi lớn. Hào 2, 3, 4 tạo thành quẻ Hỗ hạ Khảm, quẻ Khảm có tượng là nguy hiểm, cũng có tượng là cửa ải, vọng gác cửa rừng.

Theo Thuyết Văn, Cấn có nghĩa là dừng, là lùi, nhìn thấy nguy hiểm thì phải dừng lại, hành động sẽ gặp khó khăn. Suy rộng ra là dừng hành động, nằm im để chờ thời.

Quẻ Bát Thuần Cấn - Cấn Vi Sơn - Chờ thời, đừng hành động
Quẻ Bát Thuần Cấn – Cấn Vi Sơn – Chờ thời, đừng hành động

Tóm lại, Quẻ Bát Thuần Cấn có tượng vọng gác cửa rừng, cửa ải. Ngụ ý cần kiểm soát, hạn chế hành động của bản thân. Tự mình đề phòng bất trắc cần phải thật sự nghiêm minh, như lính gác nơi biên ải, có thế mới tránh được mọi tai ương.

(Tham khảo thêm phần bình luận về Minh ước Thiền Uyên giữa Tống và Liêu ở phần dưới).

Lời kinh quẻ Bát Thuần Cấn

Cấn kỳ bôi, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu (艮其背, 不獲其身, 行其庭, 不見其人, 无咎.)
Có nghĩa là: Dừng sau lưng, chẳng thấy thân mình, đi ở sân, chẳng thấy người, không lỗi.

Người ta sở dĩ không ở yên đâu được là bị sự ham muốn kích động. Sự ham muốn kích động ở phía trước mà lại cần nó Đậu lại thì không thể được, cho nên Đạo Đậu là phải đậu cái lưng. Bởi những cái trông thấy đều ở đằng trước, mà lưng thì trái ngược lại, không trông thấy. Đậu vào chỗ không trông thấy, thì không có sự ham muốn làm loạn lòng mình, sự đậu mới yên.

Chẳng thấy thân mình” tức là chẳng thấy mình mình, hàm nghĩa là quên mình đi vậy. Không có mình nữa, thì là đậu rồi…

Đi ở sân chẵng thấy người” là sao? Sân thềm là chỗ rất gần, ở đằng lưng tuy chỗ rất gần cũng không trông thấy, nghĩa là không giao tiếp với vật ngoài nữa. Vật ngoài không tiếp xúc, sự ham muốn bên trong không sinh ra; như thế mà đậu, mới đúng đạo “đậu”, với thì đậu thì không có lỗi.

Lời bàn của Tiên Nho: Cấn là đậu. Một Dương đậu trên hai Âm, Dương tự dưới lên, đến chỗ trên nhất thì đậu. Tượng nó là núi, lấy về dáng “đất Khôn cao lên”, cũng là ý “đậu chỗ cùng tột mà không tiến nữa. Lời chiêm của nó thì là “ắt phải đậu ỗ đằng lưng mà không có mình, đi ở sân mà không thấy người, mới là không lỗi”.

Bởi vì thân thể là vật hay động, chỉ có cái lưng là đậu, đậu ở lưng thì là đậu chỗ đáng đậu; đậu chỗ đáng đậu thì sẽ không theo thân thể mà động, ấy là không có mình nữa. Như thế thì tuy đi ở sân thềm là chỗ có người mà cũng không trông thấy người. Bởi vì “đậu thửa lưng mà chẳng được mình” là đậu vào đậu. “Đi thửa sân chẳng thấy thửa người” là đi mà đậu. Động tĩnh đều đậu vào nơi chôn mà lưng thì chủ về tĩnh. Vì vậy mới được không lỗi.

Lời thoán quẻ Bát Thuần Cấn

Lời thoán quẻ Bát Thuần Cấn viết:

Cấn chỉ dã. Thì chỉ tắc chỉ, thì hành tắc hành. Động tĩnh bất thất kỳ thì, kỳ đạo quang minh.

(彖曰: 艮止也.時止則止, 時行則行.動静不失其時, 其道光明.)

Cấn là đậu vậy. Lúc đáng đậu thì đậu, lúc đáng đi thì đi. Động tĩnh không lỗi thửa thì, thửa đạo sáng tỏ.

Cấu là đậu, Đạo “đậu” chỉ cốt ở thì. Đi đậu, động tĩnh không theo thời là càn. Chẳng lỗi thời thì là thuận lẽ mà hợp nghĩa. Ở việc là lẽ, khu xử với việc là nghĩa. Động tĩnh hợp lẽ và nghĩa là không lỗi thời, ấy là đạo mình sáng tỏ.

Lời bàn của Tiên Nho: Đây thích nghĩa tên quẻ. Cấn nghĩa là đậu, nhưng đi hay đậu đều phải có thời, cho nên lúc đáng đậu mà đậu là đậu, lúc đáng đi mà đi cũng là đậu. Thể Cấn đầy đặc cho nên có nghĩa sáng tỏ. Quẻ Đại Súc về thể Cấn cũng nói sáng láng.

Hào Sơ Lục – Hào 1 quẻ Bát Thuần Cấn

Cấn kỳ chỉ, vô cữu, lợi vĩnh trinh. (艮其止, 无咎, 利永貞).(Đậu thửa ngón chân, không lỗi, lợi về dài lâu chính bền)

GIẢI NGHĨA
Hào Sơ Lục của quẻ Bát Thuần Cấn là hào ở chỗ thấp nhất, có tượng là ngón chân ( ngón chân là nơi thấp nhất), và là vật động trước vậy. “Đậu thửa, ngón chân” tức là đậu ngay từ khi mới động. Các việc đậu từ lúc đầu, chưa đến bị hỏng, cho nên không lỗi. Lấy chất mềm, ở chỗ thấp, đứng vào thì đậu, nếu đi thì mất sự chính, cho nên đậu lại mới không lỗi. Những kẻ Âm mềm chỉ lo không thể giữ được thường thường, vì không được bền, cho nên khi đầu cuộc đậu, phải lấy sự lợi về thường lâu chính bền mà răn, có thể mới không sai đạo đậu.

Lời bàn của Chu Hy: Hào Sơ Lục quẻ Cấn lấy chất Âm mềm ở đầu cuộc đậu, tức là tượng đậu ngón chân. Kẻ xem như thế thì không có lỗi. Lại vì nó là Âm mềm, cho nên phải răn thêm rằng: “lợi về dài lâu chính bền”.

Luận tượng hào Sơ Lục quẻ Bát Thuần Cấn

Đại nhân: Giữ địa vị thì không thất thố gì

Tiểu nhân: An phận thủ thường thì hơn

Hào Lục nhị – Hào 2 quẻ Bát Thuần Cấn

Cấn kỳ phì, bất chửng kỳ tuỳ, kỳ tâm bất khoái. (六二: 艮其腓, 不拯其隨, 其心不快.), (Đậu thửa bụng chân, chẳng cứu thửa theo, thửa lòng chẳng sướng.)

GIẢI NGHĨA

Trong quẻ Bát Thuần Cấn, Hào Lục Nhị ở giữa được chính là được đặc đậu. Hào Ba ở trên thể dưới là chủ cuộc đậu, nhưng nó cứng mà mất giữa không được sự vừa phải của đạo đậu. Hào Hai đi đậu thuộc về quyền kẻ làm chủ, không được tự do, cho nên là tượng bụng chân. Đùi động thì bụng chân phải theo, động hay đậu là ở cái đùi không ở bụng chân. Hào Hai đã không thể lấy đạo giữa chính cứu sự “chẳng giữa” của hào Ba, thì ắt gượng mà theo nó. Chẳng cứu được mà phải dạ theo, tuy lỗi không phải tại mình, nhưng mà lòng nó há muốn như thế? Nói không nghe, đạo không thực hành, cho nên lòng nó không sướng, vì nó không được thi hành chí ý của nó.
Lời bàn của Chu Hy: Hào Lục Nhị quẻ Cấn ở giữa được chỗ chính, đã đậu bụng chân rồi. Hào Ba là chỗ giới hạn tức là kẻ mà Hào Hai phải theo, nhưng nó quá cứng không giữa mà đậu ở trên, Hào Hai tuy là giữa chính mà thể chất mềm yếu, không thể đi mà cứu nó, cho nên trong lòng không sướng. Hào này lời chiêm ở trong tượng, hào dưới cũng vậy.

Luận tượng hào Lục Nhị quẻ Bát Thuần Cấn

Đại nhân: Không có tài

Tiểu nhân: Lo toan chẳng được việc gì, lao tâm khổ tứ, nhớ nhà

Hào Cửu Tam – Hào 3 quẻ Bát Thuần Cấn

Cấn kỳ hạn, liệt kỳ di, lệ huân tâm. (九三: 艮其限, 列其夤, 厲薰心), (Đậu thửa hạn, xé thửa thăn, nguy)

GIẢI NGHĨA

Cấn kỳ Hạn, Hạn là chia cách, chỉ về khoảng giữa trên dưới. Hào Ba lấy chất cứng ở chỗ cứng mà không giữa, làm chủ việc làm nên quẻ Cấn, quyết đậu đến tột bậc vậy. Đã ở trên thể dưới mà ngăn giới hạn trên, dưới, đều là nghĩa đậu, cho nên là đậu thửa hạn. Đó là kẻ ấn định đậu lại mà không tiến lui. Ở thân thể người ta, thì như xé thăn vậy. Thăn là thịt thăn, là chỗ trên dưới giao nhau. Xé đứt thịt thăn thì trên dưới không theo thuộc với nhau, ý nói nó đậu ở dưới chắc lắm. Người ta cố đậu một xó, cả đời không ai ưng vừa với mình, thì sự khó khăn tức sợ đốt rối trong lòng, lẽ nào mà yên nhàn được? “Nguy hun lòng” ( nguy khốn đến cháy ruột ) nghĩa là cái thế không yên thiêu đốt trong lòng vậy.

Lời bàn của Chu Hy: Hạn chỉ về chỗ trên dưới giao nhau trong thân thể người ta, tức là từ chỗ ngang lưng đến đùi. Thăn là thịt thăn. Hào Chín Ba lấy chất quá cứng không giữa, ở nhằm chỗ giới hạn mà đậu thửa hạn thì không có duỗi được nữa mà trên dưới chia cách như xé thịt thăn vậy. Nguy hun lòng nghĩa là chẳng yên một cách thái thậm vậy.

Luận tượng hào Cửu Tam quẻ Bát Thuần Cấn

Đại nhân: Di chuyển, sửa đổi, thành danh

Tiểu nhân:Ương ngạnh, phá tổn không yên. Số xấu thì bị bệnh, hao người tốn của

Hào Lục Tứ – Hào 4 quẻ Bát Thuần Cấn

Cấn kỳ thân, vô cữu. (六四: 良其身, 无咎.), (Đậu thửa mình, không lỗi.)

GIẢI NGHĨA

Trong quẻ Bát Thuần Cấn, Hào Lục Tứ là ngôi đại thần, đậu chỗ đáng đậu trong thiên hạ. Vì nó Âm mềm mà không gặp vua Dương cứng, cho nên không thể làm đậu người khác mà chỉ tự đậu thân mình, thì được không lỗi.

Lời bàn của Chu Hy: Hào Lục Tứ lấy chất Âm ở ngôi Âm, lúc đáng đậu mà đậu, cho nên là tượng “đậu thửa mình” mà chiêm thì là không lỗi.

Luận tượng hào Cửu Tam quẻ Bát Thuần Cấn

Đại nhân: Giữ chỗ, đừng tiến để cầu may

Tiểu nhân: Yên phận, đừng cầu cạnh xa xôi

Hào Lục Ngũ – Hào 5 quẻ Bát Thuần Cấn

Cấn kỳ phụ ngôn hữu tự, hối vong. (艮其輔言有序, 悔亡), (Đậu thửa mép, nói có thứ tự, ăn năn mất)

GIẢI NGHĨA

Cái mà người ta cần phải cẩn thận là Nói và Làm, Hào Năm ở trên, cho nên lấy mép mà nói. Mép là chỗ tiếng nói bởi đó mà ra, đậu ở mép thì nó sẽ không ra càn mà có thứ tự. Nói ra bằng cách khinh xuất thì có ăn năn, ngăn nó ngay tự cái mép thì sự ăn năn sẽ mất.
Lời bàn của Chu Hy. – Trong quẻ Bát Thuần Cấn, Hào Lục Ngũ nhằm vào chỗ mép, cho nên tượng nó như thế mà chiêm thì là “ăn năn mất”. Ăn năn chỉ về nó lấy chất Âm mà ở ngôi Dương.

Luận tượng hào Lục Ngũ quẻ Bát Thuần Cấn

Đại nhân: Hiển đạt thì giữ vị trí cấp cao trong trung ương, nhờ một lời trúng ý đại nhân mà thành danh

Tiểu nhân: Cũng được xứng ý toại lòng

Hào Thượng Cửu – Hào 6 quẻ Bát Thuần Cấn

Đôn Cấn cát. (敦良吉), (Dày đậu, tốt)

GIẢI NGHĨA

Hào Thượng Cửu lấy chất cứng ở ngôi Trên, lại là chủ làm thành quẻ Cấn, đóng chót cuộc đậu, tức là kẻ đậu rất bền dốc, “dày” là dốc thực, ở chỗ cùng cực cuộc đậu, cho nên không là thái quá mà là dày dốc. Sự đậu của người ta có thể chỉ khó giữ lâu tới chót, cho nên tiết tháo khi về già thì đổi, sự thao thủ có khi đến chót thì mất, công việc có khi đến lâu thì hỏng, đó là cái lo chung của mọi người. Hào Thượng Cửu trên có thể dày dốc tới lúc sau chót, tức là cách đậu rất hay, cho nên mới tốt.
Lời bàn của Chu Hy: Hào Thượng Cửu của quẻ Bát Thuần Cấn Lấy chất Dương cứng ở chót cuộc đậu, tức là kẻ hậu kỹ về sự đậu.

Luận tượng hào Thượng Cửu quẻ Cấn

Đại nhân: Đổi chức vụ, thành danh

Tiểu nhân: Buôn bán được lợi, chưa thỏa mãn

Mô hình quẻ Bát Thuần Cấn với minh ước Thiền Uyên

Thiền Uyên là minh ước được ký kết giữa hai triều Tống Liêu và đã mang lại kết quả 2 bên cùng có lợi, duy trì được cục diện hòa bình trong một thời gian dài…

Phần này được rút ra từ Thôi Bối Đồ tượng thứ 17 Luận về minh ước Thiền Uyên từ khi nó chưa diễn ra, Khi Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong bói về sự việc đời Tống Chân Tông, đã bói được quẻ Bát Thuần Cấn.

Minh ước Thiền Uyên với quẻ Bát Thuần Cấn
Minh ước Thiền Uyên với quẻ Bát Thuần Cấn

Dịch văn:

Sấm viết:

Thanh hách hách, Can qua tức.

Tảo biên phân, Điện bang ấp

Có nghĩa là:

Tiếng vang dội, can qua dừng

Biên cương yên, lập bang ấp

Tụng viết:

Thiên tử thân chinh sạ độ hà.

Hoan thanh bách lý khởi âu ca.

Vận trù hạnh hữu hoàn toàn nữ.

Tấu đắc kỳ công tại nghị hòa

Có nghĩa là:

Thiên tử thân chinh vượt Hoàng Hà.

Tiếng reo, tiếng hát được vang xa.

Trù tính may gặp hoàn toàn nữ.

Tâu được kỳ công ở nghị hòa.

Kim Thánh Thán bình chú:

Tượng này nói về minh ước Thiền Uyên của Tống Chân Tông. Vào năm Cảnh Đức nguyên niên, quân Khiết Đan ồ ạt tới xâm phạm Bắc Tống. Khấu Chuẩn khuyên Hoàng Đế thân chinh tới Thiền Châu, vượt qua sông, quan sát thế trận từ xa. Quân Tống nhìn thấy Hoàng Đế thì sỹ khí dâng cao gấp bội. Quân Khiết Đan nản lòng nhụt chí, buộc phải chủ động xin cầu hòa.

Ý Nghĩa Của Đồ Hình

Giữa hình là một dòng sông, người đứng ở bên trên là người Hán có dáng vẻ cao quý, chính là ám chỉ quân chủ Bắc Tống – Tống Chân Tông. Người đứng ở phía dưới là người Hồ, ám chỉ người Khiết Đan tới xâm lược. Người Khiết Đan đang chắp tay cung kính trước Tống Chân Tông, cho thấy nước Liêu chủ động cầu hòa nước Tống.

Ý Nghĩa Của Bài Thơ

Tượng này dự đoán về sự kiện ký kết minh ước Thiền Uyên giữa Bắc Tống và Khiết Đan trong thời kỳ Tống Chân Tông tại vị. Tiêu thái hậu triều Liêu lấy lý do thu hồi đất đai đã mất, cho quân tới xâm phạm triều Tống, nhiều lần phá thành, tiến vào uy hiếp kinh đô Biện Lương, làm kinh động đến triều Tống.

Trong tình thế quân Khiết Đan vô cùng hung hãn, đa số quan viên trong triều đình đều khuyên Hoàng Đế dời đô vê phía nam để tránh tai hoạ. Tống Chân Tông nghe theo lời khuyên này. Tuy nhiên Khấu Chuẩn đứng đầu phe chủ chiến lại khuyên Tống Chân Tông ngự giá thân chinh, cho rằng nếu có thể khiến khí thế của ba quân tăng cao, sẽ chiến thắng đươc quân Liêu.

Tống Chân Tông bèn vượt Hoàng Hà, đứng trên lầu thành quan sát thế trận phía xa. Tướng sĩ trông thấy Hoàng đế đích thân tới đốc chiến thì vô cùng hưng phấn, khí thế tăng cao, trong khi quân Khiết Đan nản lòng nhụt chí, liên tục thất thế. Sau chiến tranh, Tiêu thái hậu triều Liêu đã chủ động cầu hoà. Hai bên đã tiến hành ký kết minh ước hoà bình tại Thiền Châu, lịch sử gọi đây là minh ước Thiền Uyên.

Tiếng vang dội can qua dừng“, ý nói trong thời kỳ Tống Chân Tông tại vị, triều Liêu cho quân tới xâm phạm. Tống Chân Tông thân chinh đốc thúc binh lính, nhờ thế mà khí thế quân Tống dâng cao, trong khi nhuệ khí quân Khiết Đan giảm sút. Do vậy mà dẹp yên được cuộc chiến tranh này. Từ đó hiệp ước hoà bình giữa hai nước Liêu, Tống được ký kết “.

Biên cương yên, bang ấp lập” ý nói cuôc chiến tranh này đã dẹp yên được loạn cục nơi biên giới, khiến vùng biên cương hoà bình trong thời gian dài.

Thiên tử thân chinh vượt Hoàng Hà, tiếng reo tiếng hát được vang xa” ý nói Tống Chân Tông thân chinh dẫn quân vượt qua Hoàng Hà, tướng sĩ trông thấy Hoàng đế dẫn binh mà tới trợ giúp, bèn tung hô ” Vạn tuế”, khí thế ngút trời, chiến đấu càng thêm hăng hái, ngoan cường. Nhờ đó mau chóng xoay chuyển được cục thế.

Trù tính may gặp hoàn toàn nữ, tâu được kỳ công ở nghị hoà“, ý nói nhờ vào sự tính toán tài giỏi của Khấu Chuẩn mà quân Tống đã giành được thắng lợi mang tính đột phá. Nhưng sau khi báo cáo tin thắng trận lên Tống Chân Tông, tại nhận được mệnh lệnh giảng hoà, ba chữ “hoàn toàn nữ” tức chỉ chữ ” khấu”, ám chỉ Khấu Chuẩn là người rất có mưu lược.

Phân Tích Tượng Quẻ Bát Thuần Cấn với minh ước Thiền Uyên

Quẻ tượng minh ước Thiền Uyên ứng vơi quẻ Cấn trong Kinh Dịch, quẻ này trên dưới đều là quẻ Cấn. Đại diện cho sơn mạch, mang ý nghĩa dừng lại, lui về.

Lời quẻ là “Cấn kỳ bối bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đinh bất kiến kỳ nhân, vô cứu” có nghĩa là tháo bỏ được gánh nặng sau lưng, cao chạy xa bay, tối nơi núi cao ẩn dật, khiến triều đình không thể tìm thấy dấu tích của người đó, sẽ không gặp tai hoạ gì.

Thoán viết:

Cấn, chi đá. Thời chỉ tác chỉ, thời hành tác hành, động tỉnh bất thất kỳ thời, kỳ đạo quang minh.

Cấn kỳ chỉ, chỉ kỳ sở dã.

Thượng hạ địch ưng, bất tương dữ dã.

Thị dĩ bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình bất kiến kỳ nhân, vô cữu dã

Có nghĩa rằng, quẻ Cấn yên tĩnh giống như mạch núi, có thể giữ vững địa vị của mình, lúc nào nên dừng thì dừng, nên tiến thì tiến, dừng lại hay tiến lên đều cần quyết định dựa theo tình hình thực tế. Như vậy mới có thế tiến tới con đường sáng sủa. Bỏ đi gánh nặng, trở về nhà nghỉ ngơi, không màng tới địa vị và quyền lực, sáng suốt lựa chọn cuộc sống yên bình, như vậy tự khắc sẽ không gặp tai hoạ.

“Tượng viết: Kiêm sơn Cấn, Quân tử dĩ tư bất xuất kỳ vị” cho rằng quẻ Cấn trên dưới trùng nhau, giống như là cảnh núi non trùng điệp, khuyên răn quân chủ sống an phận tại nơi núi cao, không nên nghĩ tới việc vượt ra khỏi bản vị, đó chính là cách bảo toàn tính mạng củạ người sáng suốt.

Quẻ Bát Thuần Cấn này hoàn toàn phù hợp với sự kiện lịch sử được dự đoán, đó là Tống Chân Tông triều Tống quyết đoán ký kết minh ước với người Khiết Đan khi triều Liêu cho sứ giả tới cầu hoà, mà không lựa chọn sách lược tiếp tục tấn công, thu phục đất đai, không quá coi trọng tới được mất, kế sách của ông đã khiến triều Tống và người Khiết Đan qua lại hoà bình trong suốt hơn 100 năm, nhờ thế mà dân chúng được sống trong cảnh thái bình.

Luận Lục Hào theo minh ước Thiền Uyên

Hào Sơ lục – minh ước Thiền Uyên

“Sơ lục: Cẩn kỳ chi, vô cữu, lợi vĩnh trinh”  ý nói không nên tuỳ tiện hành động trong lúc dừng lại nghỉ ngơi, như vậy sẽ không gặp tai nạn, cũng có lợi cho duy trì hoà bình dài lâu

“Tượng viết: Cấn kỳ chi, vị thất chính dã“, lời tượng cho rằng giữ được sự ổn định, không hành động mù quáng, sẽ không đi lệch khỏi chính đạo, cũng sẽ có được may mắn. Đây chính là nói vào lúc Khiết Đan tấn công Bắc Tống, Tống Chân Tông không nên chọn sách lược đối đầu trực tiếp, mà nên dùng kế “đe dọa là chính, tấn công là phụ”, mới có lợi cho sự duy trì ổn định dài lâu.

Hào Lục Nhị – minh ước Thiền Uyên

“Lục nhị: Cấn kỳ phì, bất chưởng kỳ tuỳ, kỳ tâm bất khoái” có nghĩa là cứ ở mãi vị trí ban đầu, lại còn bị thương ở chân, nên phiền toái vô cùng.

“Tượng viết: Bất chưởng kỳ tuỳ, vị thoái thính dã“, lời tượng cho rằng bị thương ở chân là do khăng khăng với ý kiến của mình mà không nghe theo lời khuyên của người khác. Điều này ứng với sự kiện Tống Chân Tông quyết định giảng hoà với Khiết Đan, gặp phải sự phản đối kịch liệt của phái chủ chiến do Khấu Chuẩn và Dương Đình Chiêu cầm đầu, do vậy mà trong lòng này sinh mâu thuẫn, có điều phái chủ hoà trong triều chiếm đa số, nên Tống Chân Tông đã nghe theo ý kiến của nhóm này, đồng ý giảng hoà để có được hoà bình, nhưng cũng khởi nguồn cho mầm mống tai hoạ, khiến triều Tống đi theo con đường trọng văn khinh võ, binh lực ngày một suy yếu.

Hào Cửu Tam – minh ước Thiền Uyên

“Cửu tam: Cẩn kỳ hạn, liệt kỳ dân, lệ, huân tâm” có nghĩa là từ bỏ trọng trách, có thể bảo vệ phần lưng không bị tổn thương, nếu không kịp thời từ bỏ, sẽ gặp nguy hiểm.

“Tượng viết: Cẩn kỳ hạn, nguy huân tâm dã“: Lời tượng cho rằng, tai hoạ bắt nguồn từ việc không cưỡng lại nổi sức cám dỗ của quyền lực. Ở đây ý nói rằng, sau khi minh ước giữa Tống và Liêu được ký kết, hàng năm đều nhận được 30 vạn lượng bạc từ triều Tống, điều này khiến hai bên đều có lợi.

Hào Lục Tứ – minh ước Thiền Uyên

“Lục Tứ: Cấn kỳ thân, vô cữu” có nghĩa là nếu rút lui đúng thời điểm thì sẽ không gặp tai hoạ.

“Tượng viết: Cẩn kỳ thân, chỉ chư cung dã“, lời tượng cho rằng tạm thời rút lui sẽ bảo toàn được tính mạng, cũng tức là sẽ không gặp tai hoạ gì. Ở đây ý nói, sau khi vương triều Tống ký kết minh ước Thiền Uyên với Khiết Đan, nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, triều Tống còn chọn dùng chính sách qua lại thân thiết với các nước xung quanh, khiến đất nước được hoà bình, ổn định trong suốt thời gian dài.

Hào Lục Ngũ – minh ước Thiền Uyên

“Lục ngũ: Cẩn ky phụ, ngôn hữu tư, hối vong“, có nghĩa là lặng im không nói, hoặc nói năng có chừng mực, sẽ không gặp tai hoạ.

“Tượng viết: Cẩn kỳ phụ, dĩ trung chính dã“, có nghĩa rằng có thể xử lý công việc nhịp nhàng là vì Hào Lục Ngũ ở vị trí giữa của quẻ thượng Cấn, giống như là người này có thể an phận với bản thân. Hào tượng này có nghĩa là, các hoàng đế sau thời Tống Chân Tông đều kiên trì phương châm hoà bình, yên phận bảo vệ biên cương, trong đối nội khích lệ quan văn nắm quyền chính sự, nghỉ ngơi cùng con dân bách tính, nhờ vậy mà xã hội trong thời kỳ này khá ổn định, phồn vinh.

Hào Thượng Cửu – minh ước Thiền Uyên

“Thượng cửu: Đôn cấn, cát“ có nghĩa là nếu giữ được tính mạng của bản thân, tự khắc sẽ được bình an.

“Tượng viết: Đôn cần chi cát, dĩ hậu chung dã” lời tượng cho rằng hào này đại diện cho sự trung hậu, bởi vậy sẽ có được sự may mắn, hào Thượng Cửu cũng là hào cuối cùng của quẻ Cấn. Ý nói nếu con người có thể sống kiên cường, trung hậu cả đời, tự khắcc sẽ nhận được báo đáp tốt đẹp, sống bình yên tới cuối đời. Hào này nói về chính quyền của dòng họ Tống, trong suốt gần 200 năm trị vì rất hiếm khi chủ động gây chiến tranh với bên ngoài, lại biết chú trọng phòng thủ, khiến giang sơn được yên ấm.

Lịch sử ẩn phía sau tượng quẻ Bát Thuần Cấn

Sau khi triều Tống được sáng lập, quân Khiết Đan cát cứ ở phương Bắc tiến tiếp tới xâm lược, chúng đi tới đâu cướp bóc, ức hiếp dân chúng tới đó, là mối hiểm hoạ to lớn cho vùng biên giới triều Tống. Tuy quân Tống cũng đã xây dựng nhiều điểm phòng tuyến ở khắp nơi, Hoàng đế cũng phái tướng lĩnh tới canh giữ, ứng phó với quân Liêu, song quân Khiết Đan giỏi phi ngựa, bắn tên, tốc độ tác chiến rất nhanh, do đó đã gây áp lực không nhỏ cho biên phòng triều Tống.

Quân đội triều Tống vì muốn thu hồi lại 16 châu U Vân trù phú đã mất, nên cũng nhiều lần tấn công Khiết Đan, song dù là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa thân chinh ra trận, nhưng vẫn không thể thành công.

Quẻ Bát Thuần Cấn - Cấn Vi Sơn với cuộc chiến Tống Liêu
Quẻ Bát Thuần Cấn – Cấn Vi Sơn với cuộc chiến Tống Liêu

Tình thế đối đầu căng thẳng trong suốt thời gian dài, đã dần mở rộng dã tâm bành trướng của triều Liêu, không lúc nào người Liêu không dòm ngó tới vùng Trung Nguyên trù phú. Tống Chân Tông tấn công Định Châu của triều Liều, đích thân bắc phạt, song gặp thất bại thảm hại, từ đó dẫn tới tâm lý lo sợ đối với Khiết Đan, nên đã chuyển từ thế chủ động tấn công sang bị động phòng thủ. Tuy nhiên quân Liêu lại liên tục dồn ép, nhiều lần tới xâm phạm biên giới triều Tống.

Vào năm Cảnh Đức nguyên niên thời Tống Chân Tông (năm 1004), Tiêu Thái Hậu triều Liêu kiếm cớ thu phục Ngoã Cầu Quan ở phía bắc sông Vệ Dục, đã đích thân dẫn quân Khiết Đan tới xâm phạm triều Tống. Do phía Khiết Đan có tướng lĩnh Tiêu Thát anh dũng, giỏi chiến đầu, cũng có chút mưu lược, nên liên tiếp đột phá được thành trì của quân Tống, lại còn bắt được nhiều tướng lĩnh vùng biên giới triều Tống làm tù binh, gây nên nỗi to sợ lan toả khắp triều đình Bắc Tống.

Tống Chân Tông bèn cùng các đại thần bàn bạc kế sách đối phó, do trong triều có nhiều quan văn, nên phe chủ hoà chiếm đa số, họ đều khuyên Tống Chân Tông bỏ trốn về phía nam. Chỉ có nhóm tể tướng Khâu Chuẩn là muốn đối đầu với Khiết Đan. Khấu Chuẩn để xuất ý kiến, khuyên nhà vua nên đích thân ra trận đôn đốc quân sĩ. _

Khi quân Liều tiến tới Định Châu thì hai bên ở thế đối đầu. Tiêu Thái Hậu triều Liều sợ dùng binh lâu ngày sẽ sinh biến cố, bèn nghe theo lời khuyên của quần thần, câu hoà với quân Tống.

Mới đầu Tống Chân Tông thấy tình thế chiến tranh phát triển theo hướng có lợi cho quân Tống, nên đã từ chối câu hoà. Tháng 11 quân Tống gặp thất bại thảm hại khi tấn công Sóc Châu của quân Liêu, sau đó liên tiếp để mất Doanh Châu, Kỳ Châu, quân Liêu thừa thắng xông lên tiến tới gần Thiền Châu nơi Tống Chân Tông ở.

Sở dĩ quân Liêu liên tiếp phá được thành là vì có thống soái Tiều Thát tài giỏi, mưu lược. Sau khi công chiếm Đức Thanh, quân Liêu bao vây ba mặt Thiền Châu. Tướng Lĩnh quân Tống là Trương Hoàn ở vào tính thế nguy khốn, không có đường tháo chạy. Nhân lúc Tiêu Thát tới thăm dò Thiền Châu, ông đã bố trí mai phục, bắn chết thống soái quân Liêu, khiến quân Liêu rối loạn. Tiêu Thái Hậu đau buồn vì mất đi vị đại tướng tài ba, không còn thiết chiến đấu nữa, chuẩn bị rút quân về nước, vì chuyện này mà năm ngày liền không muốn lên triều.

Lúc này Tống Chân Tông đã nghe theo lời thuyết phục của Khấu Chuẩn, tới thành phía bắc Thiền Châu, lên thành lầu triệu kiến các tướng lĩnh sắp ra trận. Vừa nhìn thấy có Hoàng Long phấp phới bay trên thành lầu, quân sĩ nước Tống biết là Hoàng đế đại ca đích thân tới đốc chiến, đã nhất loạt tung hô “vạn tuế”, khí thế cao ngút trời.

Trong lịch sử có ghi chép: “Ba quân đều hô vạn tuế,tiếng hô vang xa mười dặm, khí thể tăng gấp trăm lần”. Sau đó, tin thắng trận liên tiếp báo về. Trước những thắng lợi này, Tống Chân Tông đã nghe theo ý kiến của phái chủ hoà trong triều, đồng ý giảng hoà với triều Liêu.

Đầu tháng 12, hai bên Tống Liêu đã ký kết hiệp ước dừng chiến tranh, phía triều Liêu cử sứ thần Tào Lợi Dụng tới Thiền Châu đàm phán với Tiều Thái Hậu của triều Liều. Năm sau, Tống Chân Tông ký kết minh ước hoà bình với triều Liêu, thoả thuận hàng năm triều Tống phải cống nạp cho triều Liêu 10 vạn lượng bạc, 24 vạn súc lụa. Hoàng đế triều Liêu và Tống Chân Tông kết làm anh em khác tộc, Tống Chân Tông gọi hoàng đế triều Liêu là em, gọi Tiều Thái Hậu triều Liêu là thím.

Từ sau khi minh ước được ký kết, Liêu Tống trở thành nước anh em. Bản minh ước này được ký ở Thiên Châu, bởi vậy lịch sử gọi đây là minh ước ( hòa ước) Thiền Uyên. Kể từ đó hai nước qua lại hoà bình, không gây chiến tranh trong suốt hơn 100 năm.

Minh ước Thiền Uyên ra đời trong tình trạng đa số phái chủ hoà trong triều đều chủ trương chạy trốn, chỉ có Khấu Chuẩn khuyên Chân Tông chiến đấu, cuối cùng có được minh ước Thiền Uyên. Số tiền và lụa cống nạp cho triều Liều hàng năm không đáng là bao so với thu nhập 100 triệu lạng bạc một năm của triều Tống khi đó. Chi phí dùng để đối phó lại sự xâm lược mỗi lần cũng phải trên 30 triệu.

Do đó có thể thấy, minh ước này rất có lợi đối với triều Tống trong việc ổn định đất nước. Điều này cũng đã xây dựng nên môi trường hoà bình khiến quốc lực đạt tới dinh cao trong thời kỳ Tống Nhân Tông sau này. Xét trong toàn bộ lịch sử của đất nước, thì minh ước hoà bình Thiền Uyên giữa Liêu Tống có lợi cho việc thúc đẩy mối quan hệ giữa dân tộc Hán và các dân tộc thiểu số, khiến kinh tế vùng biên giới phát triển phồn vinh, xã hội thịnh vượng, có tác dụng tích cực trong việc hình thành quốc gia dân tộc của Trung Quốc.

Kết Luận

Tóm lại, quẻ Bát Thuần Cấn đại biểu cho việc đề phòng bất trắc, nằm im chờ thời, bởi Cấn là đứng im là nghỉ, là dừng lại. Thượng quái và hạ quái quẻ Cấn đều là hình ảnh của núi, núi nằm yên lặng không di chuyển, hàm ý mọi sự nên dừng lại, không nên vọng động, cứng rắn như núi, tuyệt đối vững lòng tin mà chờ đợi thời cơ.

Comment ngay nếu có gì thắc mắc về Quẻ Thuần Cấn để nhận giải đáp trực tiếp từ Ad nhé !!!

(Series bài viết Hướng dẫn tự học Kinh Dịch Tại chuyên mục Giáo Dục dành cho Newbie được viết bởi Phú Hà

Để trở về trang chủ mời quý khách Click Tại Đây)