5 TRIỆU CHỨNG SUY NHƯỢC CƠ THỂ DỄ NHẦM VỚI MỆT MỎI ĐƠN THUẦN

0
897

Nếu vào một khoảng thời gian nào đó, bạn cảm thấy mình thường xuyên bị cạn kiệt sức lực dù mới chỉ trải qua nửa ngày học tập, làm việc hoặc cơ thể uể oải không thể thức dậy nổi vào mỗi buổi sáng thì đừng nên chủ quan, vì đó có thể là hồi chuông cảnh báo về chứng bệnh suy nhược cơ thể – tình trạng rất phổ biến hiện nay nhưng hay bị nhầm lẫn với chứng mệt mỏi thông thường.

Bài viết liên quan:

Suy nhược cơ thể khác với mệt mỏi đơn thuần ở điểm nào?

Mệt mỏi đơn thuần là biểu hiện xảy ra ngay sau khi bạn làm việc quá sức và thường biến mất sau thời gian ngắn nghỉ ngơi.

Tuy nhiên suy nhược cơ thể lại khác, nó tiến triển từ từ và đến khi có thể nhận biết được thì dù bạn nghỉ ngơi cả ngày hay cả tuần vẫn thấy mệt mỏi, căng thẳng.

Để biết được liệu bản thân có mắc chứng suy nhược cơ thể hay không, chúng ta cần hiểu rõ các dấu hiệu thường gặp của chứng bệnh này.

 

5 triệu chứng suy nhược cơ thể thường dễ bị bỏ qua

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ

Khi bị suy nhược cơ thể, bạn thường bị trằn trọc khó ngủ, mất ngủ hàng đêm.

Bên cạnh đó, có thể chính việc ngủ không đủ giấc trong thời gian dài lại chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy nhược.

Khi đó, não của bạn thường thiếu oxi và dinh dưỡng, đồng thời không được nghỉ ngơi hợp lý để tái hoạt động hiệu quả dẫn đến một loạt các xáo trộn về tâm trạng và hành vi, gây ra các biểu hiện căng thẳng (stress), đau đầu, giảm trí nhớ, khó tập trung, hay quên trước quên sau, đầu óc luôn ở trạng thái lơ mơ không tỉnh táo.

 

Không muốn vận động

Suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của bạn, bao gồm cả khả năng vận động.

Khi bị suy nhược, bạn sẽ luôn cảm thấy chân tay mềm nhũn, vô lực. Làm việc gì cũng thấy mệt mỏi và khó khăn ngay cả những công việc đơn giản nhẹ nhàng nhất như vệ sinh cá nhân hàng ngày.

Lúc này tập thể dục hay chơi những môn thể thao ưa thích cũng sẽ trở thành một viễn tưởng xa xôi.

 

Chán nản, không có hứng thú với bất cứ điều gì

Có thể trước đây bạn là một người năng nổ, hoạt bát. Thế nhưng khi mắc chứng suy nhược cơ thể, bạn dường như lại biến thành một con người khác, thờ ơ và chẳng còn quan tâm đến một vấn đề gì xung quanh mình.

 

Da, niêm mạc bị khô

Da, niêm mạc bị khô
Da, niêm mạc bị khô

Điển hình nhất là biểu hiện môi khô, nứt nẻ ngay cả trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp tình trạng bong tróc da ở các vùng cơ thể như tay, chân hoặc thậm chí bị viêm loét lợi miệng (thường gọi là chứng nhiệt miệng).

 

Thèm ăn một cách bất thường

Thèm ăn một cách bất thường
Thèm ăn một cách bất thường

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi cơ thể suy nhược, bạn có xu hướng thèm ăn và ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường ngọt, chất béo một cách thiếu kiểm soát, đặc biệt là các loại thức ăn nhanh (fast food) như: nước ngọt có ga, bánh kẹo, khoai tây chiên…

Đây là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể khi thiếu năng lượng.

Tuy nhiên việc bổ sung quá nhiều chất béo và đường tổng hợp không những không có tác dụng cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể mà ngược lại còn làm trầm trọng thêm triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng của căn bệnh này.

Suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Bản thân chứng bệnh này đã gây không ít khó khăn trở ngại cho cuộc sống thường ngày, tuy nhiên ít người biết rằng suy nhược cơ thể cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ra một loạt các bệnh lý mạn tính như: tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì…

 

Cách điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả

Để phòng ngừa và đẩy lùi chứng bệnh nguy hiểm này, điều quan trọng nhất chúng ta cần làm là thiết lập một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Những gợi ý dưới đây sẽ phần nào giúp chúng ta thực hiện điều đó.

Chế độ ăn uống nên đảm bảo có đủ cả 4 thành phần: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất với lượng phù hợp.

Chú ý tăng cường các loại rau và trái cây như súp lơ, cà rốt, cải bắp, chuối, cam, chanh, nho, dâu tây, kiwi, táo đỏ…

Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, bánh kẹo làm từ đường hóa học.

Hiện nay nhiều nghiên cứu đã chứng minh ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc bổ sung các hoạt chất có trong thảo dược tự nhiên như: 

  • Đương quy.
  • Nhân sâm.
  • Xuyên tiêu.
  • Ích trí nhân…

Là những thành phần có sẵn trong các sản phẩm hồng sâm KGC, có tác dụng rất tốt, hỗ trợ lưu thông máu, tăng hấp thu các chất qua tiêu hóa, bổ máu giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng và bảo vệ cơ thể trước chứng suy nhược.

Chế độ ăn tăng cường rau và trái cây giúp chống lại tình trạng suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, việc thay đổi các thói quen xấu, duy trì thói quen sinh hoạt tốt như sau cũng giúp tránh được việc bị suy nhược cơ thể:

  • Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, nước có ga, thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ: nên ngủ tối thiểu 7 giờ vào ban đêm và dành thời gian ngủ trưa khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Tránh làm việc, học tập quá nhiều. Nên sắp xếp thời gian vui chơi, giải trí hợp lý.
  • Tham gia các lớp học yoga, thiền, tập các bài thể dục đều đặn hàng ngày hoặc đơn giản hơn có thể đi dạo 30 phút – 1 giờ ở những nơi thoáng mát có nhiều cây xanh.

Mọi thông tin xin liên hệ :

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 6B Trần Quốc Toản – Q. Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6275.5355 – 0966.588.858
Website: https://tinchuyennganh.com/

Bạn đang theo dõi:

Xem các bài khác trong chuyên mục: Sức khỏe

Nguồn : PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG